banner
Thứ 7, ngày 18 tháng 1 năm 2025
Chủ động phát hiện, phòng trừ chuột trước khi gieo sạ vụ Đông - Xuân 2019 – 2020
20-12-2019

Hiện nay lúa vụ Mùa 2019 đang vào cuối vụ, chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2019-2020, đây là một trong những thời điểm thích hợp để diệt chuột trên đồng ruộng.

Chuột thường yêu thích việc cắn phá lúa của người nông dân(nguồn internet)

Chuột là đối tượng dịch hại quan trọng. Chuột gây hại cây trồng từ khi gieo trồng đến thu hoạch, chuột gây hại nông sản dự trữ trong kho; Chuột ăn nhiều lần trong ngày - đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Chúngăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 -2 kg lương thực). Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu bị chuột tàn phá ít là 5%, nhiều là 30 - 50 %, có nơi tới 80%. Đặc biệt chuột có răng cửa phát triển và có khuynh hướng mọc dài liên tụcnên chúng phảicắn phá liên tục để mài răng,gây ra những tác hại rất lớn như cắn phá các tác phẩm văn hoá, vật dụng gia đình,sách vở, quần áo, vật nuôi,…chuột đào phá đê đập, mương máng, đường giao thông, các công trình xây dựng; chuột phá hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây trồng, nhưng mỗi cây trồng có giai đoạn chuột phá hại mạnh như mới gieo hạt, cây lúa đòng – chín, củ, quả khi chín … gây thiệt hại lớn đến mùa màng của người dân vàchuột là môi giới lây truyền bệnh nguy hiểm cho người.

Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có vú nhỏ, có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn; chuột có khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng. Nên việc diệt chuột đòi hỏi phải tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và phải dựa vào các đặc tính sinh lý của chuột để đưa ra những biện pháp diệt chuột hiệu quả.

Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học…Dù là phương pháp nào chúng ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột ở từng khu vực, từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người; phải tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt trên diện rộng vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất.

Thời điểm diệt chuột cần tập trung vào giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất, tốt nhất là ở thời kỳ đổ ải, làm đất; từ đầu đến giữa vụ sản xuất.Đối với cây lúa sử dụng các biện pháp phòng chống vào trước thời kỳ làm đòng, ở thời kỳ này, biện pháp đào hang bắt chuột có hiệu quả cao vì chuột cái đẻ và nuôi con.

Để diệt chuột, cần tuân thủ nguyên tắc chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng phương pháp và liên tục.

Các biện pháp chủ yếu để phòng chống chuột:

Biện pháp canh tác:

Vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sách cỏ ven bờ, tìm, phá ổ chuột ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của chuột.

Cần xác định thời vụ thích hợp và ở những vùng thường bị chuột hại nặng cần gieo trồng và thu hoạch đồng loạt nhằm cắt đứt nguồn thức ăn; đồng thời kết hợp với tổ chức đánh chuột đồng loạt.

Nếu có thể, giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn lúa đòng-trổ để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ.

Biện pháp vật lý, cơ học:

Đặt bẫy: các loại bẫy thường được dùng như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt,…Sử dụng bẫy diệt chuột là cách làm phổ biến để bảo vệ cây trồng. Đặt bẫy nơi cửa hang, cạnh hoặc vuông góc với đường đi, nơi có nhiều chuột hoạt động.Cần đặt bẫy theo hàng, bẫy nọ cách bẫy kia 5-10m hay theo hình bàn bờ cách nhau 10-20m; trong nhà hoặc kho đặt 15-20m2/bẫy.Sau khi bắt được chuột, cần xử lý bẫy bằng nước sôi hoặc ngâm nước, phơi khô mới dung lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi của đồng loại.Tuy nhiên với số lượng chuột quá đông thì giải pháp này khó giải quyết hết được.

Tìm hang, ổ của chuột để đào, đổ nước (nếu gần nguồn nước, đất thịt), hun khói hoặc soi đèn, dung chó để săn bắt  chuột.

Dùng hàng rào bao quanh ruộng hoặc bẫy hàng rào cản…

Tuyệt đối không dùng điện để  diệt chuột

Biện pháp sinh học để diệt trừ chuột.

Các gia đình trồng cây có thể nuôi mèo và chó săn cũng giúp phát hiện hang chuột và loại bỏ chúng kịp thời. Không săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột như mèo, rắn, chim cú mèo, chim cú lợn, …

Biện pháp sử dụng các loại bã sinh học, thuốc diệt chuột:

Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để loại bỏ chuột sẽ mang lại sự yên tâm cho người trồng trọt và được khuyến khích sử dụng hơn là thuốc hóa học. Cần đặt bả ở những nơi chuột thường đi qua, vào chiều tối, tránh ánh sáng trực tiếp và tiến hành đồng loạt trên diện rộng thì sẽ đạt hiệu quả cao. Khi ăn phải bả chúng sẽ chết sau một thời gian ngắn. Phương pháp này để xử lý loài gặm nhấm sẽ không gây hại cho môi trường cũng như các sinh vật khác.Cần sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, và tuân thủ theo quy tắc 4 đúng:Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Khi sử dụng bã cần có dụng cụ bảo hộ lao động; trước khi đánh bả cần thống báo rộng rãi cho người dân xung quanh vùng biết, nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mồi, thu nhặt chuột chết, mồi thừa và chôn lấp để đảm bảo vệ sinh.

Biện pháp hóa học.

Biện pháp hóa học tức là bạn sử dụng các loại bã chuột có chứa hàm lượng các chất hóa học mạnh và độc hại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi cũng như tác động xấu tới đất đai về lâu dài. Chính vì vật, người dân chỉ nên áp dụng các biện pháp hóa học để diệt chuột khi thật cần thiết và cẩn thận theo đúng quy định về an toàn khi sử dụng thuốc. Trước khi đặt thuốc hóa học cần thông báo cho những gia đình xung quanh biết thời gian, địa điểm cụ thể để mọi người chủ động nhốt gia súc, gia cầm.

Hoặc người dân có thể trộn thuốc với các loại thức ăn ưa thích của chuột rồi đặt ở những nơi có nhiều chuột chạy qua nhưng phải đảm bảo cách xa nguồn nước sinh hoạt, xa các bãi chăn thả gia súc, gia cầm. Sau khi đặt thuốc thì phải thu nhặt xác chuột chết đem chôn  xa, xử lý nơi đặt thuốc bằng vôi bột để tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.

Hiện trên địa bàn huyện lúa Mùa năm 2019 đang vào cuối vụ, chuẩn bị cho vụ Đông –Xuân 2019-2020.Để đảm bảo cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt, người dân cần tăng cường điều tra phát hiện, tiêu diệt và phòng trừ chuột trước khi gieo sạ để bảo vệ cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

 

 

Tin, ảnh : Thanh Xuân
Số lượt xem:2442
Bài viết liên quan:
public Liên kết website

 

Trang chủ|Đăng nhập
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN IA H'DRAI - TỈNH KON TUM

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ia H'Drai.

Người chịu trách nhiệm chính: (Ông) Nguyễn Tiến Dũng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai.

Tổ trưởng tổ biên tập: (Ông) Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ia H'Drai - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai

Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Email: iahdrai-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02606521999

Chung nhan Tin Nhiem Mang

138902 Tổng số người truy cập: 4243 Số người online:
Phát triển:TNC