banner
Thứ 2, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Dự báo thời tiết vụ Đông – Xuân và tình hình sinh vật gây hại cho cây trồng
6-12-2019

Dự báo thời tiết vụ Đông – Xuân và tình hình sinh vật gây hại cho cây trồng

Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, mùa mưa năm 2019 sẽ kết thúc vào cuối tháng 10, riêng khu vực các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và các xã phía Bắc, Đông Bắc huyện Đăk Glei mùa mưa kết thúc trong tháng 11, phù hợp với quy luật chung nhiều năm.

Tổng lượng mưa từ cuối tháng 10 đến tháng 12/2019 ở các vùng phía Tây, Tây Nam tỉnh khả năng đạt từ 50 – 100 mm; các vùng phía Đông, Đông Bắc tỉnh đạt từ 150 – 350 mm. Thời kỳ tháng 1, tháng 2/2020 phổ biến các khu vực trong tỉnh ít mưa. Tháng 3, tháng 4 xuất hiện các trận mưa trái mùa và mưa chuyển mùa, lượng mưa có xu thế tăng dần. Khu vực TP Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Ia H'Drai, Kon Rẫy, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi có tổng lượng mưa trong hai tháng 3 và 4/2020 khả năng đạt từ 100 – 150 mm; khu vực các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon PLông khả năng đạt từ 50 – 100 mm.

Nhiệt độ giảm dần trong thời kỳ từ tháng 11/2019 đến giữa tháng 2/2020 sau đó tăng dần. Trong thời kỳ từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 2/2020 có 1 số đợt lạnh và rét với nhiệt độ trung bình ngày xuống thấp dưới 180C, thấp nhất từ 6-80C ở các khu vực các huyện Kon PLông, Tu Mơ Rông, các xã phía Bắc, Đông Bắc huyện Đăk Glei và một số vùng núi cao; các khu vực còn lại nhiệt độ trung bình ngày xuống thấp dưới 210C, thấp nhất từ 9-110C. Thời kỳ tháng 3, tháng 4, nhiệt độ tăng dần, một số ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ở các vùng thuộc phía Nam, Tây Nam tỉnh có khả năng đạt 35 – 380C.

Theo dự báo, thiếu nước có khả năng xảy ra tại khu vực TP Kon Tum, các huyện Sa Thầy, Ia H'Drai, Kon Rẫy, Đăk Hà, Đăk Tô vào tháng 12/2019 đến đầu tháng 3/2020; Khu vực huyện Ngọc Hồi và các xã phía Nam huyện Đăk Glei vào tháng 1 đến đầu tháng 3/2020; khu vực các huyện Tu Mơ Rông, Kon PLông và các xã phía Bắc huyện Đăk Glei vào tháng 2 đến hết tháng 3/2020.

Để cây trồng vụ Đông – Xuân 2019 – 2020 sinh trưởng và phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sinh vật hại cây trồng gây ra, góp phần bảo vệ, sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng trong vụ Đông – Xuân 2019 – 2020, như sau:

Đối với cây lúa vụ Đông – Xuân 2019-2020

Nên sử dụng giống lúa chủ lực như HT1, VND 95-20, IR 56279, Nhị ưu 383, RVT, Đài thơm 8. Các giống bổ sung khác SH2, Hương cốm, VD20, KD18, TBR225, IR17494, BC 15, TBR45, ML 48…

Lúa cấy nên gieo mạ trong thời gian từ ngày 5-20/12/2019, cấy từ ngày 25/12/2019 – 15/1/2020. Lúa sạ thời gian sạ từ 5/12/2019 – 20/1/2020.

Cần thường xuyên theo dõi diện tích cây trồng để phòng tránh và phát hiện các bệnh như: bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt; bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen do các loại, rầy nâu, rầy lưng trắng gây ra; có biện pháp diệt Bọ trĩ, rầy, các loại sâu, dòi đọc lá, chuột, ốc bưu vàng phát sinh trên đồng ruộng.

Đối với cây ngô vụ Đông – Xuân 2019-2020

Nên sử dụng các giống ngô nếp địa phương, nếp nù, VN2, VN6, MX4 để sử dụng ăn tươi; hoặc các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày, chịu hạn như CP989, CP999, C919, LVN61, DK 6919, Bioseed 9698, Bioseed 65, V98-2, VN8969,…

Cần bố trí trồng ngô trên diện tích đất ô nà, bãi bồi ven sông suối, hoặc đất không cấy được cây lúa do thường xuyên thiếu nước. Thời gian trồng từ 11/2019 – 30/1/2020.

Cần thường xuyên theo dõi diện tích cây trồng để phòng tránh và phát hiện, tiêu diệt dé, sâu xám, sâu đục thân, rệp cờ, bệnh đốm lá phát sinh và gây hại cho cây ngô.

Đối với cây sắn vụ Đông – Xuân 2019-2020

Nên sử dụng các giống sắn đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông công nhận cho phép sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng xuất cao, khả năng tích lũy bột sớm, thời gian sinh trưởng phù hợp với khung thời vụ gieo trồng, dạng cây thấp, không phân cành, có thể trồng mật độ dày và thâm canh tăng năng suất như: KM97, KM95, KM 98-7, KM 98-5, KM 94 đột biến và các giống mới được công nhận.

Đối với diện tích trồng trên diện tích lúa có khả năng thiếu nước tưới và đất lúa 1 vụ dự kiến trồng sắn cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng sắn của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum tại Công văn hướng dẫn số 71/CCTT&BVTV-TT, ngày 5/10/2017.

Cần thường xuyên theo dõi diện tích cây trồng để phòng tránh và phát hiện bệnh khảm lá virut, bệnh chổi rồng trên cây sắn. Tuyệt đối không trồng sắn trên diện tích sắn đã bị nhiễm bệnh ở vụ trước.

Đối với cây mía

Tùy theo từng chân đất để bố trí thời vụ và gioogns cho phù hợp để tạo điều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt. Bố trí cơ cấu giống mía như MY55-14, F157, B85-764, Quế đường 15, QDD86368, VD79-177, VD81-3254, VN85-1859, R570,K88-92, K95-156, KU01-58, …

Thời gian trồng từ đầu tháng 10-31/12/2019 và có thể trồng rải vụ đến tháng 1/2020.

Cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng mía để phòng tránh và phát hiện, tiêu diệt bọ hung, xén tóc phát sinh, bệnh thối đỏ, bệnh than…

Đối với cây cà phê:

Cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng cà phê để phòng tránh và phát hiện, tiêu diệt rệp các loại, bọ cánh cứng, sâu đục thân, bệnh lở cổ rễ, thán thư, nấm hồng, gỉ sắt…

Đối với cây cao su:

Cần thường xuyên theo dõi, vệ sinh vườn trồng cao su, tiêu hủy tàn dư giai đoạn trước, trong và sau khi rụng lá sinh lý để phòng tránh bệnh phấn trắng.

Đối với cây hồ tiêu:

Cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng tiêu để phòng tránh và phát hiện diệt trừ rệp, tuyến trùng rễ, bệnh tiêu điên, bệnh chết nhanh, chết chậm

Đối với các loại cây ăn quả có múi:

Cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng để phòng tránh và phát hiện, diệt trừ sâu vẽ bùa, sâu đục thân, bệnh ghẻ trái.

Đối với các loại rau, màu:

Cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng để phòng tránh và phát hiện, diệt trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu đục trái, rệp, bọ nhảy, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương trên cây họ cà.

Ngoài ra, người dân cần phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp diệt trừ cây mai dương trên địa bàn để hạn chế sự xâm lấn và gây hại của cây mai dương.

 

Tin, ảnh: Thanh Xuân
Số lượt xem:1163
Bài viết liên quan:
public Liên kết website

 

Trang chủ|Đăng nhập
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN IA H'DRAI - TỈNH KON TUM

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ia H'Drai.

Người chịu trách nhiệm chính: (Ông) Nguyễn Tiến Dũng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai.

Tổ trưởng tổ biên tập: (Ông) Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ia H'Drai - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai

Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Email: iahdrai-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02606521999

Chung nhan Tin Nhiem Mang

138902 Tổng số người truy cập: 361 Số người online:
Phát triển:TNC