Theo Nghị quyết, quan điểm chung là phát huy nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhanh và bền vững. Kết hợp chặt chẽ tăng trưởng hài hòa và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, an sinh xã hội; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; nắm bắt cơ hội, phát huy thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch: Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dược liệu; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Các chỉ tiêu chủ yếu:
Về kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 10%/năm trở lên. Đến năm 2025: Cơ cấu kinh tế theo GRDP với tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 19-20%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đạt 32-33%, nhóm ngành dịch vụ đạt 42-43%; GRDP bình quân đầu người 70 triệu đồng trở lên (tương đương trên 3.000 USD); Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn tăng bình quân 8,2%/năm và đạt khoảng 5.000 tỷ đồng; Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 250 triệu USD; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 118.000 tỷ đồng;
Về Văn hóa - xã hội: Đến năm 2025, dân số trung bình đạt 620.000 người, tỷ lệ tăng tự nhiên dưới 12‰; Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 68 tuổi; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm; Có ít nhất 04 huyện và thành phố Kon Tum đạt chuẩn huyện nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có ít nhất 60 xã (70,5% số xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới; Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60% (trong đó, đào tạo nghề trên 44%); Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (đến năm 2025 đạt khoảng 7.000 lao động); Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 38,4%; Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 30%; Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 25%; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non trên 50%, tiểu học 70%, trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 55%; Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 51‰; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn dưới 32,5‰; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 34%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 17%; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa 60%; Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa đạt 90%; Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 86%; Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 40%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện trên 99,8%.
Về môi trường: Đến năm 2025, độ che phủ rừng (có tính cây đa mục tiêu) đạt 64%; Tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường trên 85%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị trên 90%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.
Về Quốc phòng - An ninh: Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hằng năm đạt 90% trở lên. Trên 80% xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Nghị quyết cũng đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: (1) Tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; (2) Thực hiện đầy đủ, đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn; (4) Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (5) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.
Cùng với đó là các lĩnh vực đột phá như: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình; Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (đô thị, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ).../.
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN IA H'DRAI - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ia H'Drai.
Người chịu trách nhiệm chính: (Ông) Nguyễn Tiến Dũng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai.
Tổ trưởng tổ biên tập: (Ông) Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ia H'Drai - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai
Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.
Email: iahdrai-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02606521999