banner
Thứ 3, ngày 21 tháng 1 năm 2025
Một số điểm mới quy định về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
30-7-2020

Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN), có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2020

Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2020, Thông tư này thay thế Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC; Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC và  bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12  Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

Thông tư số 62/2020/TT-BTC có những điểm mới mang tính cải cách nhằm tăng cường Kiểm soát chi thường xuyên  ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, cơ bản như sau:

          I. Về hình thức kiểm soát, thanh toán

          Theo Điều 4, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo các hình thức sau:

1. Thanh toán trước, kiểm soát sau:

a) Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị (nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN).

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định.

c) Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này) gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thi thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

2. Kiểm soát trước, thanh toán sau:

Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi (trừ trường hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau theo quy định tại Khoản 1 Điều này); trong đó, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

          II. Phân định rõ Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước

          Theo Điều 8, Trách nhiệm quyền hạn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan tài chính):

1. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách.

2. Đảm bảo tồn quỹ NSNN các cấp để đáp ứng các nhu cầu chi của NSNN theo quy định của Luật NSNN, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) gửi KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ NSNN, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán.

4. Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là TABMIS) và phê duyệt TABMIS theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS.

5. Đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hình thức “lệnh chi tiền”: Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư số 342/2016/TT-BTC.        

Theo Điều 9, Trách nhiệm quyền hạn của Kho bạc Nhà nước

1. Chấp hành đúng các quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP, trường hợp bất khả kháng do sự cố hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các nguyên nhân khách quan khác, thì được kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính, song phải có thông báo rõ thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cuối cùng cho đơn vị.

2. Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN.

3. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ, trường hợp không đảm bảo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, KBNN thực hiện từ chối thanh toán đồng thời gửi Thông báo bằng văn bản đến đơn vị theo mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát.

4. KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

5. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng.

6. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn NSNN.

          Theo Điều 10, Trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước

1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp và quy định tại Điều 17 Nghị định 11/2020/NĐ-CP.

2. Đối với các khoản chi được kê khai trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chỉ tiêu: Tên đối tượng thụ hưởng, tài khoản ngân hàng, xác định số tiền thực nhận cho từng đối tượng thụ hưởng sau khi đã trích trừ các khoản phải khấu trừ vào lương, đảm bảo đúng mức lương, phụ cấp, các khoản phải khấu trừ vào lương theo đúng quy định; khớp đúng giữa chi tiết và tổng số, phù hợp giữa Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi và các hồ sơ khác có liên quan.

3. Đối với chi mua sắm tài sản công đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành (đối với máy móc, thiết bị, ô tô chuyên dùng).

4. Đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và quy định của các pháp luật hiện hành khác.

5. Chịu trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ điện tử và chữ ký số trên hồ sơ kiểm soát chi gửi KBNN qua Trang thông tin dịch vụ công trực tuyến của KBNN theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

          III. Các nội dung khác có liên quan đề nghị các đơn vị nghiên cứu tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC để biết thêm chi tiết. 

                          

Thế Thành: Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Ia H’Drai
Số lượt xem:29175
Bài viết liên quan:
public Liên kết website

 

Trang chủ|Đăng nhập
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN IA H'DRAI - TỈNH KON TUM

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ia H'Drai.

Người chịu trách nhiệm chính: (Ông) Nguyễn Tiến Dũng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai.

Tổ trưởng tổ biên tập: (Ông) Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ia H'Drai - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai

Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Email: iahdrai-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02606521999

Chung nhan Tin Nhiem Mang

138902 Tổng số người truy cập: 115 Số người online:
Phát triển:TNC